Phớt chặn dầu là một bộ phận quan trọng trong các thiết bị máy móc kỹ thuật, giúp làm giảm sự rò rỉ của các loại dầu nhớt, nước, hóa chất hay các chất bôi trơn khác. Để lựa chọn được đúng loại phớt chặn dầu phù hợp với máy móc của bạn, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
1. Phớt chặn dầu là gì?
Phớt chặn dầu SKF là một bộ phận quan trọng có tác dụng che chắn và bảo vệ vòng bi SKF (bạc đạn) trong tất cả các thiết bị máy móc kỹ thuật. Theo một khảo sát cho thấy, đa số các vòng bi bị nhiễm bẩn có tuổi thọ kém hơn so với vòng bi có phớt chặn.
Nguyên lý hoạt động của phớt chặn dầu (OIL SEAL) là phủ kín để ngăn chặn bụi bẩn, không khí hoặc nhiều yếu tố khác lọt vào các trục, động cơ.
1.1 Bảng tra phớt chắn dầu phổ biến
Quý khách có thể tham khảo bảng tra phớt chặn dầu với các loại mã phớt phổ biến hiện nay như:
STT | Đường kính trục (mm) | Mã phớt SKF |
1 | 6 | 6x16x5 HMSA 10RG |
2 | 7 | 7x16x22 HMSA 10RG |
3 | 7 | 7x16x22 HMSA 10RG |
4 | 10 | 12x20x7 HMSA 10RG |
5 | 12 | 12x22x7 HMSA 10RG |
6 | 12 | 12x22x6 HMSA 10RG |
7 | 12 | 12x25x7 HMSA 10RG |
8 | 15 | 15x25x7 HMSA 10RG |
9 | 20 | 20x35x7 HMSA 10RG |
2. Tầm quan trọng của phớt chắn dầu
Phớt chắn dầu hay phớt chặn dầu (OIL SEAL) được hiểu là một bộ phận của máy móc kỹ thuật. Sản phẩm này có vai trò bảo vệ vòng bi trong kết cấu máy móc, đảm bảo hệ thống luôn hoạt động ổn định và hiệu quả.
Theo thống kê, có ít nhất 14% các trường hợp linh kiện máy móc hư hỏng sớm là do bị nhiễm bẩn. Chức năng chính của phớt chặn dầu SKF là chống bụi, phủ kín không cho không khí tiếp xúc với các bộ phận trong máy móc nhằm mục đích ngăn ngừa các chất bôi trơn, nước, hóa chất có thể rò rỉ qua các khe hở lọt vào bên trong xi lanh thủy lực gây hư hỏng, thiệt hại cho động cơ.
3. Chi tiết về phớt chắn dầu SKF
Để tìm hiểu các thông số phớt chặn dầu, hãy tìm hiểu qua kích thước, chủng loại và nguyên liệu làm phớt chắn dầu dưới đây.
3.1 Thông số phớt chặn dầu SKF
Phớt chặn dầu SKF bao gồm các loại phớt tiếp xúc với bề mặt cố định hay bề mặt trượt và xoay. Thông số phớt chặn dầu SKF bao gồm những thông tin cơ bản như: đường kính trong ID (mm), đường kính ngoài OD (mm), chiều dày h (mm), loại (type), vật liệu tạo thành.
3.2 Các size phớt chặn dầu SKF thông dụng
Không chỉ đi đầu trong lĩnh vực sản xuất vòng bi công nghiệp, SKF còn cung cấp các giải pháp làm kín giúp tăng cường hiệu suất hệ thống luôn được người tiêu dùng trên toàn thế giới tin tưởng. Phớt chắn dầu là một sản phẩm tiêu biểu trong số đó.
Có hai loại phớt chặn dầu SKF thông dụng là HMSA10 RG và HMSA10 V.
3.2.1 Phớt chặn dầu HMSA10 RG
– Phớt 2 môi làm từ chất liệu Nitrile Rubber (NBR).
– Nhiệt độ hoạt động thấp nhất: -40⁰C
– Nhiệt độ hoạt động cao nhất: 100⁰C
– Nhiệt độ hoạt động tối đa cho phép trong thời gian ngắn: 120⁰C
3.2.2 Phớt chặn dầu HMSA10 V
– Phớt 2 môi làm từ chất liệu Fluoro Rubber (FPM).
– Nhiệt độ hoạt động thấp nhất: – 20⁰C
– Nhiệt độ hoạt động cao nhất: 200⁰C
– Nhiệt độ hoạt động tối đa cho phép trong thời gian ngắn: 225⁰C
|
|
|
3.3 Các loại của phớt chắn dầu SKF
Phớt chặn dầu SKF là một trong những bộ phận quan trọng của động cơ, hộp giảm tốc. Chúng có chức năng che chắn và bảo vệ cho vòng bi bạc đạn của thiết bị máy móc kỹ thuật được tốt nhất. Hiện nay, trên thị trường có những loại phớt chắn dầu SKF đó là:
3.3.1 Phớt SKF – Phớt có gioăng làm kín
Phớt SKF có gioăng dùng để làm kín cổ trục, xy lanh và máy bơm…. Nếu không có phớt, gioăng làm kín các máy móc sẽ không thể hoạt động được. Chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm giảm xóc, giảm chấn động, là phần kết nối các chi tiết cơ khí với nhau.
Sản phẩm giúp đáp ứng được ở các môi trường khác nhau như nhiệt độ cao, hóa chất, dầu…Khi đó phớt sẽ dễ dàng hỏng gây tổn thất về thời gian và tiền bạc, dẫn tới chậm tiến độ công việc.
3.3.2 Phớt chắn dầu SKF – Phớt chịu nhiệt
Phớt chặn dầu chịu nhiệt thường được làm từ các loại cao su chịu dầu NBR, cao su chịu nhiệt silicone và cao su chịu nhiệt chịu hóa chất vitton. Các loại phớt cao su cần đảm bảo khả năng tính chịu nhiệt tốt. Bởi phớt bơm, phớt xi lanh khi làm việc thường phát sinh nhiệt nóng, ở những vị trí có cường độ làm việc cao. Vì vậy nếu phớt không có đặc tính chịu nhiệt, nhiệt độ sẽ tác động làm mềm phần cao su của phớt thủy lực. Từ đó làm cho phớt biến dạng và hỏng nhanh chóng.
Phớt chịu nhiệt có thể được làm từ các vật liệu cao su NBR, Silicone, FFKM. Tuy nhiên để lựa chọn đúng sản phẩm chính hãng, giá thành hợp lý, nên chọn đơn vị cung cấp phớt chắn dầu SKF uy tín.
Mặt khác nếu muốn chất lượng ổn định, chịu mài mòn và chịu nhiệt dưới 120 độ C thì quý khách có thể chọn phớt làm bằng cao su chịu dầu NBR. Còn nếu cần độ bền, cơ tính cao và chịu được nhiệt độ lớn hơn 200 độ cùng khả năng chịu hóa chất tốt thì chọn phớt được làm bằng cao su vitton.
3.3.3 Các loại phớt SKF – Phớt bơm
Phớt máy bơm nước có công dụng làm kín bộ phận cốt máy bơm và đầu bơm khi bơm hoạt động. Bên cạnh hỗ trợ cho máy bơm nước, phớt bơm còn ứng dụng trong các loại máy móc, thiết bị như: máy khuấy chìm, máy nén khí, động cơ…
Trong đó phớt máy bơm bao gồm những bộ phận sau đây:
– Phần quay (rotary): đây là một bộ phận được lắp vào trục và quay theo trục
– Phần tĩnh (seat): là bộ phận được gắn trong hốc của buồng bơm
– Phần lò xo (spring): được gắn trên phần quay của máy bơm. Làm cho chất lỏng ở bên trong guồng bơm không bị rò rỉ ra ngoài giúp máy bơm hoạt động tốt.
– Đệm cao su (o-ring): có nhiệm vụ làm kín cho phần tĩnh và trục phần quay
Ngoài ra tùy thuộc vào từng mục đích và nhu cầu sử dụng mà người tiêu dùng sẽ cần đến một loại phớt SKF phù hợp. Đây là yếu tố rất quan trọng để tạo điều kiện cho máy bơm nước vận hành tốt và kéo dài tuổi thọ.
>>> Xem thêm: Phớt chặn dầu SKF HMSA10 RG
3.3.4 Phớt bơm chịu hóa chất
Phớt bơm chịu hóa chất thường dùng cho các máy bơm hoạt động và tiếp xúc trực tiếp trong môi trường hóa chất như: Axit sulfuric, Axit clohydric, Axit nitric hoặc các loại dung môi thường có tính phá hoại rất cao. Khi phớt cao su tiếp xúc hóa chất axit có nồng độ cao, thì cao su có hiện tượng trương nở, bở hoặc bốc khói do bị các hóa chất ăn mòn.
Do đó bạn cần tránh thay thế các sản phẩm kém chất lượng, không đúng nguyên vật liệu. Điều này có thể làm phớt hỏng nhanh, việc thay thế, sửa chữa mất nhiều thời gian và chi phí ảnh hưởng tới tiến độ và hiệu suất công việc.
3.4 Vật liệu làm phớt chặn dầu SKF
Phớt chắn dầu phải được làm từ các nguyên liệu có đặc tính chịu mài mòn, chịu dầu, hóa chất, nhiệt,… Chính vì thế, một số loại vật liệu có thể làm được phớt như NBR, FKM, VITON, NEOPRENE,….
Tùy vào nhu cầu sử dụng, điều kiện nhiệt độ, môi trường làm việc mà có bạn có thể chọn phớt chắn dầu được làm từ vật liệu phù hợp. Ví dụ như:
– Phớt chắn dầu được làm bằng cao su NBR sẽ chịu nhiệt tối đa là 120 độ C, chịu được dầu nhưng không chịu được hóa chất.
– Phớt chắn dầu làm từ cao su tổng hợp FKM sẽ chịu được nhiệt độ cao, chịu mài mòn tốt và chịu được cả hóa chất,….
4. Ứng dụng thực tiễn của phớt chắn dầu
Phớt chắn dầu có tác động quan trọng đến toàn bộ hiệu suất của hệ thống máy móc.
– Làm kín, tránh bụi bẩn, không khí lọt vào các bộ phận trục, động cơ.
– Ngăn ngừa các chất bôi trơn, nước, hóa chất có thể rò rỉ qua các khe hở ổ bi lọt vào bên trong xi lanh thủy lực, máy móc.
– Giúp các thiết bị làm việc bền bỉ và an toàn hơn
– Giúp tối ưu hóa và nâng cao khả năng hoạt động của vòng bi trong những môi trường khắc nghiệt.
– Phớt chắn dầu giúp vòng bi của các thiết bị máy móc có tuổi thọ dài hơn.
5. Khi nào cần thay phớt chặn dầu SKF?
Phớt chặn dầu SKF bị hỏng khiến dầu hoặc các chất bôi trơn bị rỉ ra, nhiễm bẩn vòng bi và ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của cả bộ máy. Vì vậy, khi sử dụng được một thời gian, bạn nên kiểm tra và thay mới để tránh các trường hợp hỏng hóc không đáng có.
– Lưỡi phớt mòn, không đều.
– Lực đóng quá mạnh dẫn đến phớt bị nứt, vỡ.
– Tâm giữa ổ và trục không tròn hoặc bị lệch
– Nhiệt độ cao trong một thời gian dài sẽ làm nứt hoặc áp lực chất bôi trơn bị tống ra nhiều sẽ làm phớt bị biến dạng và sai kích thước
– Đôi khi, phớt chặn dầu không tương thích với chất bôi trơn cũng là lý do gây nên hỏng phớt.
– Phớt hỏng do lò xo.
Khi thay phớt chặn dầu, bạn cần phải đặc biệt quan tâm đến mức độ tương thích của phớt vào động cơ và chất lượng của sản phẩm.
6. Cách lắp phớt chắn dầu cho hộp giảm sốc
Phớt chắn dầu hỗ trợ chặn dầu ở 1 phía không ra ngoài và thực hiện chức năng chặn bụi vào trong. Chính vì thế, cách lắp phớt chắn dầu cần cẩn thận đúng kỹ thuật để tăng cường tính năng che chắn của phớt mức cao nhất.
6.1 Các bước kiểm tra khi lắp phớt chặn dầu
Trước khi lắp phớt, bạn cần thực hiện kiểm tra các bộ phận như sau:
– Kiểm tra làm sạch thân ổ, các mép gờ, vát mép, cạnh sắc.
– Kiểm tra làm sạch bavia, trục, các rãnh, khấc, đầu trục…
– Kiểm tra kích thước ổ trục, thân ổ để chọn với phớt tương ứng phù hợp nhất.
– Kiểm tra các chi tiết khác xem có va chạm, hay hỏng phớt.
Bạn cần lưu ý dùng đúng thiết bị dụng cụ lắp ráp chuẩn và dùng chất bôi trơn bên trong phớt trước khi lắp. Không nên dùng búa gõ trực tiếp vào phớt chắn.
6.2 Cách lắp phớt chắn dầu
Thực hiện lắp đặt phớt chắn dầu theo các bước sau:
– Đầu tiên, lấy miếng phim nhựa trong cắt và cuộn thành đoạn ống hình côn có chiều dài khoảng 10cm, đường kính đầu lớn bằng đường kính phần trục tiếp xúc phớt, đường kính đầu nhỏ sẽ nhỏ hơn đường kính trong của phớt chắn.
– Tiếp theo, sử dụng băng keo trong, loại mỏng dán phần mép phim để tạo ống. Lắp ống phim lên đầu trục và đẩy ống sát vào ổ bi.
– Bôi mỡ cho phớt chắn, đưa vào đầu nhỏ của ống, đẩy chúng trượt dọc theo ống đến vị trí trên thân hộp số sao cho độ cứng của ống phim đủ nong cho phốt giãn đến kích thước phần trục mà nó cần tiếp xúc.
– Sau đó, dùng miếng gỗ có kích thước cạnh thẳng (2cm x 10cm x 15cm) để đóng phớt chắn này vào.
+ Nên thực hiện chia đều khoảng cách và đóng luân phiên ở 3 điểm theo chu vi phốt.
+ Đóng đến mặt phớt chắn ngang bằng với thân hộp số, tránh đóng vào quá sâu.
– Cuối cùng, rút ống phim ra là đã hoàn thành việc lắp đặt.
7. Yếu tố ảnh hưởng tới giá phớt chắn dầu SKF
Giá phớt chắn dầu phụ thuộc vào kích thước sản phẩm, đường kính trong, đường kính ngoài, độ dày của phớt. Chọn phớt kết cấu thường, phớt lõi sắt, chất lượng tuỳ vào từng vị trí sử dụng để có hiệu suất làm việc ổn định nhất.
– Với phớt được làm bằng nguyên liệu cao su NBR thì chỉ chịu nhiệt tối đa 120 độ C, chịu được dầu nhưng lại không chịu được hóa chất.
– Với những phớt được làm từ cao su tổng hợp FKM thì vừa chịu được nhiệt độ cao, vừa chịu hóa chất và chịu mài mòn tốt hơn.
Tùy vào điều kiện nhiệt độ, môi trường làm việc, người dùng có thể lựa chọn phớt từ các nguyên liệu cao su Neoprene và cao su silicone.
8. Mua phớt chặn dầu SKF chính hãng ở đâu?
Hiện nay trên thị trường các sản phẩm phớt chặn dầu SKF đang được làm giả và chào bán một cách tràn lan. Không khó để mua được một sản phẩm giá rẻ. Tuy nhiên những linh kiện đó phần lớn có chất lượng không tốt, dễ hỏng hóc, gây thiệt hại cho quá trình vận hành máy.
Là 1 trong những Đại Lý ủy quyền của hãng SKF – chúng tôi chuyên cung cấp tới Quý khách hàng những sản phẩm chính hãng của Tập đoàn SKF.