Khe hở là gì?
Cần phân biệt giữa khe hở ban đầu (khi chưa lắp đặt) và khe hở làm việc, khi ổ lăn đã được lắp, vận hành và đạt đến nhiệt độ làm việc ổn định. Trong hầu hết các ứng dụng, khe hở ban đầu của ổ lăn lớn hơn khe hở làm việc. Sự khác biệt này là do nhu cầu có mối lắp chặt trên trục và/hoặc trong gối đỡ, kết hợp với dãn nở nhiệt của các vòng của ổ lăn cũng như đối với các chi tiết kế cận. Có một khe hở trong phù hợp khi ổ lăn làm việc tối quan trọng để ổ lăn có thể làm việc một cách ổn định. Trên nguyên tắc, ổ bi cần có một khe hở làm việc (hoặc dự ứng lực) gần như bằng 0. Trong khi đó, ổ đũa, ổ kim và ổ CARB luôn luôn phải có một khe hở (hướng kính) – dủ rất nhỏ – khi làm việc. Điều này cũng đúng với ổ côn và ổ bi tiếp xúc góc. Tuy nhiên, đối với những ứng dụng cần có độ cứng vững (stiffness) cao, ổ côn và ổ bi tiếp xúc góc có thể được lắp với một dự ứng lực nào đó († Dự ứng lực của ổ lăn, trang 214). trích catalog Ổ lăn vòng bi SKF: https://cdn.skfmediahub.skf.com/api/public/0901d1968036a3ab/pdf_preview_medium/0901d1968036a3ab_pdf_preview_medium.pdf |
1. Vòng bi đỡ – Khe hở trong hướng kính của ổ bi đỡ
2. Vòng bi tiếp xúc góc: Khe hở vòng bi tiếp xúc góc
3. Vòng bi tự lựa: Khe hở trong hướng kính của vòng bi tự lựa
4. Vòng bi đũa: Khe hở trong hướng kính của vòng bi đũa lỗ thẳng (trụ)
5. Vòng bi kim: Khe hở trong hướng kính đối với vòng bi kim
6. Vòng bi côn: Khe hở trong dọc trục của vòng bi côn lắp cặp hệ mét, theo kiểu mặt đối mặt hoặc lưng đối lưng.
7. Vòng bi tang trống: Khe hở trong hướng kính của vòng bi tang trống lỗ thẳng, lỗ côn.
8. Vòng bi CARB: Khe hở trong hướng kính của ổ CARB lỗ thẳng (trụ)
Để được tư vấn và hỗ trợ về kỹ thuật vui lòng liên hệ:
Mr Dũng 0918.332358
Email: vietdungldt@gmail.com
Web: https://idmarket.vn/