H3 1

Thông tin cơ bản về vòng bi (P1) Leave a comment

Spread the love

Lựa chọn vòng bi

   Một hệ thống vòng bi không đơn thuần chỉ gồm các vòng bi. Các chi tiết liên quan như trục và gối đỡ là những thành phần trong hệ thống tổng thể. Chất bôi trơn và các bộphận làm kín cũng đóng một vai trò quan trọng. Để phát huy tối đa khả năng làm việc của vòng bi, một lượng hợp lý chất bôi trơn
phù hợp cần phải có để giảm ma sát và bảo vệ vòng bi không bị gỉ sét. Các bộ phận làm kín cũng quan trọng vì chúng giữ chất bôi trơn nằm trong vòng bi và ngăn không cho dị vật xâm nhập vào các khoảng trống trong ổ lăn. Điều này đặc biệt quan trọng vì độ sạch sẽ có một ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ ổ
lăn – đó là lý do tại sao SKF chế tạo và cung cấp một dải sản phẩm phớt công nghiệp và hệ thống bôi trơn đa dạng.
   Có nhiều thông số liên quan đến quy trình chọn lựa vòng bi. Hiểu được tính chất động của ứng dụng có thể lá một trong những điều tối quan trọng. Tính chất động, trong trường hợp này có nghĩa là:
• Khoảng không gian để “chứa” vòng bi
• Tải trọng (độ lớn và chiều)
• Độ lệch trục
• Độ chính xác và độ cứng vững
• Tốc độ
• Nhiệt độ vận hành
• Độ rung động
• Độ nhiễm bẩn
• Loại chất bôi trơn và phưong pháp bôi trơn
   Một khi các tính chất động của ứng dụng được thiết lập, ta có thể chọn loại và cỡ ổ lăn phù hợp. Tuy nhiên, trong quá trình này, có nhiều yếu tố khác cần phải quan tâm:
• Sự phù hợp về mặt hình thể và thiết kế
của các thành phần khác trong kết cấu
• Chế độ lắp, khe hở trong vòng bi và dự ứng lực phù hợp
• Các chi tiết định vị vòng bi
• Loại phớt làm kín phù hợp
• Loại và lượng chất bôi trơn
• Phương pháp tháo lắp
   Mỗi yếu tố trên đều ảnh hưởng đến khả năng làm việc, độ tin cậy và tính kinh tế của hệ thống.
   Là nhà cung cấp vòng bi hàng đầu, SKF sản xuất một số lượng lớn, đa dạng về chủng loại, dãy sản phẩm, kích cỡ, thiết kế và biến thể vòng bi. Những loại phổ thông nhất được giới thiệu ở mục Các loại và các kiểu thiết
kế vòng bi († trang 26). Cũng có những loại vòng bi không nằm trong Tài liệu này. Thông tin về phần lớn các loại vòng bi này nằm trong các ca ta lô đặc biệt hay trên mạng internet, tại địa chỉ skf.com/bearings.
   Trong mục này và trong các mục có số thứ tự từ B đến H, người thiết kế có thể tìm thấy các thông tin cơ bản, được trình bày theo trình tự yêu cầu. Có thể thấy rằng không thể nào trình bày tất cả các thông tin cần thiết cho tất cả mọi ứng dụng. Vì lý do này, trong nhiều trường hợp, dịch vụ tư vấn kỹ thuật của SKF sẽ được cần đến. Dịch vụ kỹ thuật này bao gồm các tính toán phức
tạp, chẩn đoán và giải quyết các vấn đề liên quan đến khả năng làm việc của vòng bi để hỗ trợ cho quy trình chọn lựa. Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật SKF sẽ cần thiết cho cán bộ kỹ thuật đang làm việc để cải tiến khả năng làm việc của ứng dụng của họ.
   Các thông tin nằm trong mục này và trong các mục có số thứ tự từ B đến H được trình bày một cách tổng quát và áp dụng được cho phần lớn các loại vòng bi. Thông tin cụ thể về một loại vòng bi được trình bày trong phần giới thiệu mở đầu của loại vòng bi tương ứng. Các tài liệu giới thiệu và tờ bướm liên quan đến các ứng dụng đặc chủng được cung cấp theo yêu cầu. Thông
tin chi tiết đối với hầu hết các loại vòng bi, cụm vòng bi, gối đỡ, ổ trượt và phớt chặn SKF đều có thể được tìm thấy trên mạng internet tại địa chỉ skf.com/bearings.    Lưu ý rằng các giá trị nêu trong bảng thông số kỹ thuật như tải trọng, vận tốc danh định cũng như giới hạn tải trọng mỏi đều được làm tròn số.
2222
Thuật ngữ về vòng bi
Các thuật ngữ thông dụng về vòng bi sẽ được giải thích ở mục này. Các định nghĩa và thuật ngữ chi tiết về ổ lăn được trình bày trong tài liệu từ vựng ổ lăn theo tiêu chuẩn ISO 5593.
Ký hiệu ổ lăn
Phần lớn ký hiệu ổ lăn sử dụng trong tài liệu này theo tiêu chuẩn ISO Phần lớn các ký hiệu kích thước bao hình được trình bày ở hình 1. Các ký hiệu khác được liệt kê dưới đây Tất cả các ký hiệu đều có thể được sử dụng với phụ chú để xác định đặc tính
A = hệ số tốc độ
   = n dm [mm/phút]
C = tải danh định của ổ lăn [kN]
dm = đường kính trung bình của ổ lăn [mm]
      = 0,5 (d + D)
F = tải trọng thực tế của ổ lăn [kN]
L = tuổi thọ, tính bằng triệu vòng quay hay giờ hoạt động
n = tốc độ quay [v/ph]
P = tải trọng tương đương [kN]
Pu = giới hạn tải trọng mỏi [kN]
hc= hệ số mức độ nhiễm bẩn
k = tỷ số độ nhờn: độ nhờn thực tế so với độ nhờn cần phải có
n = độ nhờn của dầu gốc [mm2/giây]
Các hệ thống vòng bi († hình 2)
1 Vòng bi đũa
2 Vòng bi tiếp xúc bốn điểm
3 Gối
4 Trục
5 Vai trục
6 Đường kính trục
7 Ngỏng trục
8 Nắp chặn đầu trục
9 Phớt hướng kính
10 Ống cách
11 Đường kính lỗ gới đỡ
12 Mặt tựa của ổ lăn trong gối đỡ
13 Nắp gối đỡ
14 Vòng chặn
H2
Vòng bi đỡ († các hình 3 và 4)
1 Vòng trong
2 Vòng ngoài
3 Con lăn: bi cầu, con lăn trụ, con lăn kim, con lăn côn, con lăn tang trống, con lăn hình xuyến
4 Vòng cách
5 Nắp che
Phớt – bằng cao su Nắp chặn – bằng thép dập
6 Đường kính vòng ngoài
7 Đường kính lỗ (vòng trong)
8 Đường kính vai vòng trong
9 Đường kính vai vòng ngoài
10 Rãnh cài vòng chặn
11 Vòng chặn
12 Mặt đầu vòng ngoài
13 Rãnh gắn phớt
H3 1
14 Rãnh lăn vòng ngoài
15 Rãnh lăn vòng trong
16 Rãnh gắn phớt
17 Mặt đầu vòng trong
18 Góc lượn
19 Đường kính trung bình của vòng bi
20 Bề rộng toàn bộ ổ lăn
21 Gờ dẫn hướng
22 Gờ chận
23 Góc tiếp xúc
H4
Vòng bi chặn († hình 5)
24 Vòng đệm trục
25 Cụm vòng bi và vòng cách
26 Vòng đệm ổ
27 Vòng đệm ổ với bề mặt tựa cầu
28 Vòng đệm đỡ
H5

Thông tin được thao khảo theo tài liệu của SKF: https://cdn.skfmediahub.skf.com/api/public/0901d1968036a3ab/pdf_preview_medium/0901d1968036a3ab_pdf_preview_medium.pdf

Để được tư vấn và hỗ trợ về kỹ thuật vui lòng liên hệ:
Mr Dũng 0918.332358
Email: vietdungldt@gmail.com
Web: https://idmarket.vn/ 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIỎ HÀNG
close
Google Maps
Liên Hệ Qua Messenger
Liên Hệ Qua Zalo
Liên Hệ Qua Hotline