Các yếu tố lựa chọn cơ bản Mỗi loại ổ lăn đều có các đặc tinh riêng, dựa trên thiết kế, giúp cho ổ lăn phù hợp nhiều hay ít với một ứng dụng nào đó. Thí dụ, ổ bi đỡ có khả năng chịu tải hướng kính cũng như tải dọc trục ở mức trung bình. Các ổ lăn này, kể cả thế hệ ổ lăn tiết kiệm năng lượng (Energy Efficient) SKF E2, có thể được chế tạo với cấp chính xác làm việc cao và được cung cấp với nhiều biến thể có mức vận hành êm ái khác nhau Do đó, chúng thích hợp để sử dụng cho động cơ điện cỡ nhỏ và cỡ trung.
Ổ tang trống và ổ lăn hình xuyến (ổ CARB) có thể chịu tải trọng rất cao và có khả năng tự lựa. Các đặc tính này làm cho chúng được sử dụng phổ biến trong những ứng dụng có tải trọng cao, có độ võng và độ lệch trục lớn.Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, những yếu tố khác cần được quan tâm và cân nhắc khi lực chọn một ổ lăn, do đó, không thể đưa ra một quy tắc lựa chọn chung. Thông tin đưa ra trong tài liệu này chỉ cung cấp các yếu tố quan trọng nhất cần được xét đến khi chọn một ổ lăn tiêu chuẩn:
• Không gian bô trí • Tải trọng • Độ lệch trục • Cấp chính xác • Tốc độ • Độ ma sát• Vận hành êm • Độ cứng vững • Dịch chuyển dọc trục • Cách tháo lắp • Giải pháp làm kín Các yếu tố tổng giá phí của hệ thống và vấn đề tồn trữ cũng có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn.
Một số các yếu tố quan trọng nhất cần được xem xét khi thiết kế một kết cấu ổ lăn được trình bày chi tiết trong các mục riêng rẽ của tài liệu này. Bao gồm khả năng chịu tải và tuổi thọ, độ ma sát, tốc độ cho phép, khe hở trong của ổ lăn hay dự ứng lực, bôi trơn và giải pháp làm kín. Thông tin chi tiết của mỗi loại ổ lăn, bao gồm đặc tính và thiết kế của các biến thểđược cung cấp ở mỗi chương liên quan đến loại ổ lăn tương ứng.
Tài liệu này không cung cấp đủ thông tin
về tất cả các loại ổ lăn SKF sản xuất. Thông
tin cụ thể về các loại ổ lăn không nằm trong
tài liệu này nằm trong. Các tài liệu và tờ
bướm được cung cấp riêng. Vui lòng liên
hệ SKF để có thông tin cụ thể.Không gian bố trí Trong nhiều trường hợp, các kích thước chính của ổ lănđược xác định trước bởi người thiết kế máy. Thí dụ, đường kính trục xác định đường kính lỗ ổ lăn.
Đối với trục có đường kính nhỏ, tất cả các loại ổ đỡ đều có thể được sử dụng, các loại ổ bi đỡ phổ thông nhất cũng như các loại ổ kim đều thích hợp († hình 13). Đối với trục có đường kính lớn, ổ đũa, ổ côn, ổ tang trống và ổ lăn hình xuyến (ổ CARB) cũng như ổ bi đỡ đều sử dụng được († hình 14). Khi khoảng không gian hướng kính bị giới hạn, nên chọn các ổ lăn có mặt cắt ngang nhỏ, thí dụ ổ lăn trong dãy đường kính 8 hoặc 9. Cụm con lăn kim và vòng cách, ổ kim có vỏ thép dập và ổ kim có hoặc không có vòng trong († hình 15) rất thích hợp cũng như các dãy kích thước nhỏ của ổ bi đỡ, ổ bi chặn tiếp xúc góc, ổ đũa, ổ côn, ổ tang trống và ổ lăn hình xuyến (ổ CARB).
Khi khoảng không gian theo hướng dọc trục bị giới hạn, các dải có kích thước bề dày nhỏ của ổ đũa và ổ bi đỡ có thể được sử dụng để chịu tải hướng kính hoặc tải hỗn hợp († hình 16). Ổ kim kết hợp († hình 17) cũng có thể được sử dụng. Nếu chỉ có tải dọc trục mà thôi, cụm ổ kim và vòng cách (có hoặc không có các vòng đệm) cũng như các ổ bi chặn và ổ đũa chặn có thể được sử dụng († hình 18).Tải trọng Độ lớn tải trọng Độ lớn của tải trọng thông thường là một trong những yếu tố để quyết định kích cỡ ổ lăn cần sử dụng. Thông thường, ổ đỡ con lăn có khả năng chịu tải cao hơn ổ đỡ bi có kích thước tương đương († hình 19). Ổ lăn loại không có vòng cách (số con lăn nhiều hơn) có khả năng chịu tải cao hơn ổ lăn tương ứng có vòng cách Ổ bi thông thường được sử dụng trong những ứng dụng có tải trọng nhẹ và trung bình (P ≤ 0,1 C). Ổ đỡ con lăn được sử dụng trong những ứng dụng có tải trọng cao hơn (P > 0,1 C), hoặc khi trục có kích thước lớn.
Hướng của tải trọng Tải trọng hướng kính Ổ đũa loại NU và N, ổ kim và ổ lăn hình xuyến (ổ CARB) chị có thể chịu được tải trọng hướng kính († hình 20). Tất cả các loại ổ đỡ khác đầu có thể chịu một phần tải trọng dọc trục bên cạnh việc chịu tải hướng kính († Tải kết hợp, trang 50). Tải dọc trục Ổ bi chặn và ổ bi tiếp xúc bôn điểm († hình 21) chỉ chịu tải dọc trục nhẹ và trung bình. Ổ bi chặn một hướng chỉ có thể chịu được tải dọc trục ở một hướng. Đối với tải dọc trục tác động cả hai hướng thì ổ bi chặn hai hướng cần được sử dụng.
Ổ bi tiếp xúc góc có thể chịu được tải dọc trục trung bình ở tốc độ cao. Ở đây, ổ bi chịu tải một hướng có thể chịu cả tải hướng kính tác động cùng một lúc trong khi ổ bi chịu tải hai hướng thông thường được sử dụng để chỉ chịu tải dọc trục († hình 22). Đối với các trường hợp chỉ có tải dọc trục ở một hướng, có độ lớn từ trung bình đến nặng, ổ kim chặn, ổ đũa và ổ côn chặn là những loại ổ lăn phù hợp để sử dụng. Ổ tang trống chặn († hình 23) có thể chịu tải dọc trục chỉ từ một hướng và tải hướng kính. Trong trường hợp tải dọc trục nặng tác động cả hai hướng, hai ổ đũa chặn hoặc hai ổ tang trống chặn có thể được lắp cặp.
Để được tư vấn và hỗ trợ về kỹ thuật vui lòng liên hệ: Mr Dũng 0918.332358 Email: vietdungldt@gmail.com Web: https://idmarket.vn/